Tác dụng của yoga với các tuyến nội tiết trong cơ thể

Trong cơ thể chúng ta, các cơ quan, mô và tế bào chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi yếu tố nội tiết. Chức năng của các cơ quan trong cơ thể được duy trì khi những tuyến nội tiết hoạt động và tiết xuất cân bằng. Khi các tuyến nội tiết mất cân bằng, cơ thể thiếu những nội tiết cần thiết và sẽ sinh ra bệnh tật. 
Các asana giúp cơ thể chúng ta tiết xuất các nội tiết tố ở những tuyến khác nhau. Những động tác cúi hay vặn của asana cùng với việc được giữ chúng trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tạo ra sức ép liên tục và cụ thể lên các tuyến. Từ đây, các tư thế này sẽ kích thích các tuyến và điều chỉnh việc tiết xuất nội tiết trong cơ thể. Chính vì vậy, việc thực hành các chuỗi asanas hàng ngày theo chủ đích giúp kiểm soát nội tiết, tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Nhờ vậy, cơ thể chúng ta được cân bằng và khoẻ mạnh. 

Tác dụng của các động tác yoga đối với từng tuyến nội tiết trong cơ thể bao gồm: 

1. Tuyến tùng:  
Đây là tuyến bí ẩn nhất trong cơ thể con người nằm ở vị trí chính giữa não. Tuyến tùng có hình dạng nấm. Các hiền triết từ xa xưa đã nhận thấy tầm quan trọng của tuyến tùng và gọi đây là “trung tâm của linh hồn” và “người kiểm soát tư duy”. 

Tuyến tùng có tính nhạy cảm cao đối với ánh sáng. Dưới bóng đêm, lượng melatonin tiết ra rất cao và seratonin thì rất thấp. Điều này tạo ra trạng thái thư giãn của thân và trí, vì thế người ta dễ dàng ngủ thiếp đi. Vào ban ngày diễn ra ngược lại, lượng melatonin giảm và seratonin tăng, tạo ra một trạng thái hoạt động không ngừng. 

Các hoạt động giúp tác động tới tuyến tùng bao gồm: tư thế con thỏ, kỹ thuật thiền. Việc thực hành tư thế tác động tới tuyến tùng giúp người tập đạt được ý thức tinh thần tinh tế hơn.

2. Tuyến yên

Y học gọi đây là tuyến “chỉ huy”, nhưng thực tế nó có chức năng là nơi chyển tiếp các xung động thần kinh xuất hiện ở vùng hạ đồi trong não, phối hợp giưã thần kinh và tuyến nội tiết trong cơ thể. 

Nội tiết tố của tuyến yên kích thích việc bài tiết của ruột, giúp cho mạch máu khỏe hơn, kích thích thận hoạt động. Nó cũng giúp điều hòa thân nhiệt của cơ thể, kiểm soát sự sinh trưởng và phát triển, việc tiết xuất không phù hợp của tuyến yên dẫn đến sự phát triển bất thường của cơ thể, như chứng béo phì. 

Các động tác giúp tác động tuyến yên:

Tư thế tam giác

Động tác chống đẩy

Ngồi gập chân rộng về phía trước

Tư thế em bé giúp thư giãn

3. Tuyến giáp và cận giáp:
Tuyến giáp trạng nằm ở cổ (các thùy nằm bên cạnh thanh quản) và kiểm soát tốc độ biến đổi chất của cơ thể, tốc độ diễn ra các quá trình hóa học trong cơ thể. Giống như một bộ điều chỉnh nhiệt, nó điều chỉnh thân nhiệt và mức độ năng lượng cần tạo ra cho cơ thể. 
Mặt khác – nó điều chỉnh các quá trình loại bỏ chất thải, phục hồi và tăng trưởng. Việc tiết xuất các kích thích tố ở ở tuyến cận giáp trạng điều chỉnh việc chuyển hóa phốt pho và can xi.

4. Tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận nằm ngay phía trên thận. giúp ngăn ngừa sự gia tăng bất ngờ của năng lượng và nhiệt, kích thích những phản ứng đôi đi liền nhau dừng lại để chiến đấu hay bỏ chạy (phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy )

5. Tuyến tụy
Tuyến tụy nằm ngay dưới dạ dày và tiết ra các men tiêu hóa tới ruột non, như insulin, một nội tiết tố làm giảm lượng đường glucoza trong máu. Khiếm khuyết của tuyến tụy gây ra tiểu đường.
Các động tác yoga có lợi cho các tuyến
Asanas có tác dụng massage cho tuyến Giáp làTư thế đứng trên vai, cái cày, bánh xe. 
Asanas tác động lên tuyến Thượng thận có Tư thế đứng/ngồi gập người về phía trước, cánh cung. 
Asanas tác động lên cột sống có Tư thế bánh xe, ngồi gập người về trước, rắn hổ mang, vặn mình.

You may also like...